Văn Khấn tại Nhà Cũ trước khi chuyển sang Nhà Mới

23/02/2022 08:25
Trước khi chuyển nhà đi, chúng ta nên chuẩn bị một mâm cơm để làm lễ ( nếu không có điều kiện sắm 1 mâm cơm chay thì có thể chuẩn bị Xôi, Chè, thuốc, muối, gạo, nước lọc, trầu cau, vàng mã và hoa quả). Theo tục lệ truyền thống phải "có đầu có cuối", khi đến thì chúng ta làm lễ nhập trạch, khi đi phải làm lễ tạ mối đàng hoàng.

MỤC LỤC

    Trước khi chuyển nhà đi, chúng ta nên chuẩn bị một mâm cơm để làm lễ ( nếu không có điều kiện sắm 1 mâm cơm chay thì có thể chuẩn bị Xôi, Chè, thuốc, muối, gạo, nước lọc, trầu cau, vàng mã và hoa quả). Theo tục lệ truyền thống phải "có đầu có cuối", khi đến thì chúng ta làm lễ nhập trạch, khi đi phải làm lễ tạ mối đàng hoàng.

    Lễ tạ, trước hết là tạ ơn Thần linh - Thổ công đã phù hộ cho gia đình trong thời gian sinh sống tại đây, xin phù hộ cho việc chuyển đi của mình được nhanh chóng và thuận lợi. Sau là xin phép Thổ công cho tổ tiên vào nhà và khấn mời tổ tiên theo ta về nhà mới. Sau khi tàn hết hương thì mang bát hương Gia tiên và bát Tổ cô (ông bà, cha mẹ, nếu có) đi theo, nên đặt vào hộp bìa cứng và kín đáo, giữ cẩn thận. Bát hương Thổ công để lại, vì đó là bài vị thờ Thổ thần của ngôi nhà đó. Lễ tạ này có thể làm trước khi chuyển nhà trong khoảng một tuần tràng. Khi đó trong lúc khấn chúng ta nói rõ ngày sẽ chuyển nhà và địa chỉ nhà sẽ chuyển đến. 

    Lễ tạ gồm có:

    • Lễ tạ Thần linh, Thổ Công
    • Lễ tạ Gia tiên

    1. Văn Khấn Lễ Tạ Thổ Công và Các Vị Thần Linh

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
    Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
    Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
    Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
    Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần
    Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
    Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

    Tín chủ chúng con là:.........................

    Ngụ tại:...............

    Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .... âm lịch, chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tâu trình: Trong suốt thời gian qua chúng con sinh sống ở đây, tại..........    đã được sự che chở, phù trì của chư vị Tôn thần. Bây giờ, do............ nên chúng con phải di chuyển đến nơi ở mới, tại:........

    Chúng con sẽ chuyển nhà vào ngày... tháng ... năm .............(âm lịch)

    Hôm nay, chúng con thành tâm sắm sửa chút lễ mọn, bày tỏ lòng thành kính, xin được tạ ơn chư vị Tôn thần. Chúng con người trần mắt thịt, thành tâm sửa lễ, có gì thiếu sót, chưa phải thì kính mong các chư vị Tồn thần xá lỗi cho chúng con.

    Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí Đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quản, ngài Bản gia thổ địa Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài.

    Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù tri cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc di chuyển được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    2. Văn Khấn Gia Tiên Ngày Lễ Tạ

    (Để xin tổ tiên phù giúp chuyển nhà và mời tổ tiên theo mình về nơi ở mới)

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    ■ Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

    Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
    Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.
    Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh.

    Chúng con là:.............................. (đọc. tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

    Hiện đang ngụ tại:....................... (địa... chỉ)

    Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... âm lịch

    Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án. Chúng con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cho phép tín chủ chúng con được mời Tổ tiên vào nhà.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội - ngoại họ ..... cúi xin thương xót con cháu về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Con xin kính mời:........................ (nếu có cha mẹ, anh em, con cháu... ruột thịt thì đọc cả tên ra) hôm nay về đây, cho chúng con được thưa rằng: Bấy lâu, chúng con nhờ ơn tổ tiên, nhờ (các cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác, anh em, con cháu... nếu có) linh thiêng đã bồi đắp phúc đức, phù hộ độ trì cho chúng con được bình an, thuận lợi. Hiện nay, chúng con đã mua (xây, thuê...) một ngôi nhà tại:............. Đến  ngày ... tháng ...năm ... chúng con sẽ chuyển về nơi ở mới này để tiện làm ăn, sinh sống. Con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội - ngoại họ .... Con xin kính mời ............  (nếu  có cha mẹ, anh em, con cháu...ruột thịt thì đọc cả tên ra) linh thiêng phù hộ cho chúng con quá trình chuyển nhà được thuận lợi và theo cùng chúng con về nơi ở mới, tại:.. để chúng con được thờ phụng.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai thụ hưởng. Tạ ơn các vị đã phù trợ, giúp đỡ, che chở cho chúng con ở đây. Kính xin các vị phù hộ cho chúng con mọi việc di chuyển tới đây được hanh thông, tốt đẹp.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô A Dì Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Nam mô A Di Đà Phật!

    Tác giả: Bảo Châu

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Tìm hiểu về Lễ Hằng Thuận truyền thống quý báu của Việt Nam
    Phong tục tập quán - 2023-05-28 00:00:00.0
    Trong thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hằng thuận đã trở nên phổ biến hơn khi cặp đôi chọn thêm nó vào lễ cưới. Vậy lễ hằng thuận là gì cùng mình tìm hiểu nhé.
    Nam tả nữ hữu là gì? Tìm hiểu sự ảnh hưởng của nam tả nữ hữu
    Phong tục tập quán - 2023-05-24 19:00:00.0
    Nam tả nữ hữu là gì? Cách áp dụng vào đời sống như thế nào để mang lại sự may mắn. Theo dõi bài viết dưới để hiểu hơn về câu nói này.
    Tết Đoan Ngọ Ngày 5 tháng 5| Văn Khấn - Ý Nghĩa Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt Sâu Bọ.
    Phong tục tập quán - 2023-05-20 16:23:12.0
    Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào …
    Hướng dẫn sắm lễ và văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé
    Phong tục tập quán - 2023-05-17 14:24:30.0
    Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình
    Tam nam bất phú tứ nữ bất bần những điều nên biết.
    Phong tục tập quán - 2023-05-11 07:00:00.0
    Tam nam bất phú tứ nữ bất bần được xem là câu nói muôn thuở mà ông cha để lại. Điều này nói lên ý nghĩa gì trong cuộc sống?
    Nguồn gốc, ý nghĩa, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương
    Phong tục tập quán - 2023-04-27 09:06:34.0
    Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước.
    Bê tráp là gì? Bê tráp mất duyên có thật hay không?
    Phong tục tập quán - 2023-04-25 19:23:58.0
    Bê tráp là gì? Bê tráp có mất duyên hay không? Bê tráp mấy lần là hết duyên? Cùng tìm hiểu về thực hư vấn đề bê tráp mất duyên và một số lưu ý có thể bạn chưa biết.
    Ý Nghĩa, Văn Khấn Tết Hàn Thực Tết Bánh Trôi Bánh Chay
    Phong tục tập quán - 2023-04-21 11:43:29.0
    Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
    Một số món ăn ngon Tết Hàn Thực ngày 3-3 âm lịch
    Phong tục tập quán - 2023-04-21 11:43:11.0
    Tết Hàn Thực là ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội, LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc một số mon ngon ngày 3-3 âm lịch
    Trẻ con khóc đêm là gì? Những cách chữa khóc dạ đề
    Phong tục tập quán - 2023-04-11 00:09:40.0
    Khóc dạ đề (hay khóc quấy đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Ban ngày trẻ không có biểu hiện gì bất thường, nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề". Và từ thời xa xưa, đã có những cách chữa khóc dạ đề.
    Chia sẻ