Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?

10/03/2023 09:28
Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

    Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

    1. Tết thanh minh hay Tiết thanh minh

    Về Tết thanh minh hay Tiết thanh minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó bao gồm 24 tiết khí của các lịch Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc.

    24 tiết khí bao gồm: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ,  Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn,  Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử,  Tiết Đại Thử,  Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ,  Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết,  Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.

    Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên của tiết này được gọi là Tết Thanh minh.

    Do sự chênh lệch ngày của Âm lịch và Dương lịch nên Tết Thanh minh năm nay không rơi vào tháng 3 Âm lịch như câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: "Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh".

    Tiết Thanh Minh thông thường sẽ rơi vào ngày 04/04 hoặc 05/04 dương lịch tùy từng năm. Như trong năm 2023 thì Thanh Minh bắt đầu từ ngày 05/04 dương lịch đến ngày 19/04 dương lịch. ( âm lịch rơi vào ngày 15/02 dư đến 29/02 dư âm lịch,) còn Tết Hàn Thực năm nay rơi vào ngày 22-4-2023 dương lịch (3-3-2023)

    2. Tết Hàn thực 3/3 âm lịch còn gọi là gì?

    Mùng 3 tháng 3 Âm lịch chính là Tết Hàn Thực. Một số địa phương còn gọi ngày này với cái tên dân dã hơn đó chính là ngày bánh trôi bánh chay. Bởi cứ vào ngày này hằng năm, người dân lại chuẩn bị các nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay dâng lên ban thờ Phật, ban thờ gia tiên, Thần linh. Đây cũng chính là một trong những ngày Tết quan trọng và có ý nghĩa to lớn với người dân Việt Nam.

    Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.

    3. Nguồn gốc của Tết Hàn Thực và Tết Thanh minh? 

    Tuy nhiên, thực chất, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh đều có chung nguồn gốc, đều bắt nguồn từ Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Khi đó Tấn Văn Công (697–628 TCN) từng là hoàng thái tử của nước Tấn, bị trục xuất khỏi quốc gia chỉ vì kế mẫu là Li Cơ, khi đó là một cung phi rất được sủng ái của cha ông (Tấn Hiến Công). Trong 19 năm lưu vong, Tấn Văn Công sống một cuộc sống rất cơ cực với chỉ vài tùy tùng thân cận theo hầu bên cạnh. Giới Tử Thôi là một trong số đó.

    Một ngày nọ, Tấn Văn Công ngất đi trong cơn đói tưởng như sắp chết. Để cứu mạng Tấn Văn Công, Giới Tử Thôi tự tay cắt thịt ở đùi mình và nấu một bát súp nóng dâng cho chủ nhân.

    Tấn Văn Công vô cùng cảm kích bởi việc làm của Giới Tử Thôi và hứa sẽ báo đáp ông trong tương lai. Giới Tử Thôi khăng khăng không muốn nhận bất kỳ sự phong thưởng nào, mà chỉ muốn ngài trở thành một vị vua anh minh sáng suốt cho nước nhà.
    Sau khi Tấn Văn Công thừa kế ngai vàng, ông cho triệu tập những người vẫn giữ vững lòng trung thành với ông và phong thưởng cho họ rất hậu hĩnh. Là một tân vương, Tấn Văn Công thậm chí còn thưởng cho những ai từng phản bội ông nhưng nay lại quay ra ủng hộ ông. Tuy vậy, ông lại quên mất Giới Tử Thôi vào lúc đó.

    Cuối cùng khi Tấn Văn Công nhớ đến Giới Tử Thôi và sự tận tâm đáng nể trọng của ông, lòng nhà vua tràn đầy nỗi tiếc hận vì đã quên mất người tùy tùng đã giúp đỡ ông trong thời khắc bi cực nhất. Ông điều một sứ giả đi tìm Giới Tử Thôi để mời ông vào cung. Nhưng Giới Tử Thôi khi đó đã cùng mẹ ông chuyển vào sâu bên trong vùng chân núi Kim để sinh sống. Nhà vua đích thân đi đến vùng núi này để tìm Giới Tử Thôi nhưng không thể tìm thấy.
    Một cận thần gợi ý là nên châm lửa đốt ở ba phía của ngọn núi để hòng ép Giới Tử Thôi phải ra mặt. Tấn Văn Công nghe theo lời khuyên và cho châm lửa đốt ngọn núi, ý muốn ép Giới Tử Thôi phải ra ngoài.

    Nhưng, Giới Tử Thôi nhất định không ra, cuối cùng cả 2 mẹ con ông cùng chết cháy. Thi thể Giới Tử Thôi sau đó được tìm thấy, dựa vào một cây liễu lớn và được chôn ngay tại đó. Để tưởng niệm Giới Tử Thôi, nhà vua ra lệnh không được đốt lửa hay hun khói vào ngày hôm đó. Ngày đó được gọi là tiết Hàn thực vốn có nghĩa là ngày tắt bếp.

    Một năm qua đi, vua và quần thần đến viếng mộ Giới Tử Thôi. Ngạc nhiên thay, họ phát hiện ra rằng cây liễu lớn ngày nào nay đầy sức sống và mọc nhiều cành mới với lá xanh mơn mởn. Nhìn thấy điều này, nhà vua nhớ cụm từ “thanh minh” trong lời di cảo của Giới Tử Thôi, liền đặt tên cho ngày này là ngày Thanh minh. Tiết Thanh minh ra đời từ đó. 

    Kể từ đây, Tiết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc để tưởng nhớ tổ tiên. Sau này, nó trở thành một ngày hội như là Ngày Hàn thực, vốn có nguồn gốc bắt đầu vào đêm ngày Thanh minh, sau này được sáp nhập vào Lễ hội Tiết Thanh minh.
    Từ thời Lý, nhân dân Việt Nam cũng có ảnh hưởng bởi ngày này. Nhưng nó cũng được biến đổi để cho phù hợp với phong tục tập quán. Vào mồng 3/3 hàng năm, người Việt thường làm bánh trôi – bánh chay tượng chưng cho thức ăn nguội (Hàn Thực).

    4. Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực là ngày nào năm 2023?

    Tết Thanh Minh sẽ được tính theo lịch dương và không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu vào ngày mùng 5 của tháng 4, sau khi kết thúc tiết xuân phân. Và kết thúc vào ngày 19 tháng 4 năm 2023. Trong khi đó, Tết Hàn Thực được cố định vào ngày mùng 3/3 Âm lịch hàng năm.

    Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn Tết Thanh minh với Tết Hàn Thực (3/3 Âm lịch) dù 2 ngày Tết này hoàn toàn khác nhau. Năm nay Tết Hàn Thực rơi vào ngày từ 5/4/2023 dương lịch và kết thúc vào ngày 19/4/2023

    Thanh Minh có phải tết Hàn Thực không

     

    Tiết Thanh minh từ đó cũng ra đời gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt. Đây là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Ngày này còn gắn liền với Tục tảo mộ đầu năm. Những ngày này, bạn cần làm sạch cỏ và đắp đất lên mộ của tổ tiên.
    Đối với người Việt, tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tổ tiên. Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, con cháu sẽ cố gắng về với gia đình để tảo mộ.

    Tác giả: Bảo Châu

    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Tin cùng chuyên mục

    Một số món ăn ngon Tết Hàn Thực ngày 3-3 âm lịch
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:23:24.0
    Tết Hàn Thực là ngày Tết ăn đồ lạnh, đồ nguội, LichVanNien365 giới thiệu đến bạn đọc một số mon ngon ngày 3-3 âm lịch
    Ý Nghĩa Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và Văn Khấn Tết Hàn Thực
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 10:21:49.0
    Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
    Thanh Minh Là Gì Và Tiết Thanh Minh 2023 Vào Ngày Nào?
    Phong tục tập quán - 2023-03-10 09:03:14.0
    Thanh minh (Tết thanh minh hay Tiết thanh minh) là 1 trong 24 tiết khí (tính theo lịch tiết khí) được tính theo quy luật vận hành của mặt trời - Dương lịch.
    Tết thanh minh: Tục lệ tảo mộ và ăn đồ nguội của người Việt
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:42:46.0
    Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
    Bài Cúng và Lễ Vật đi cúng Thanh Minh và những điều lưu ý
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:38:38.0
    Hướng Dẫn Chuẩn bị lễ vật cúng tiết thanh minh và Bài cúng thanh minh trong nhà, ngoài trời. 8 Điều lưu ý khi đi Thanh Minh tảo mộ ngoài trời
    Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và những lời chúc hay, ý nghĩa
    Phong tục tập quán - 2023-03-07 13:28:11.0
    ​Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày cánh đàn ông sẽ tặng những món quà ý nghĩa nhất dành cho người phụ nữ quan trọng của họ. Vậy ngày Quốc tế Phụ nữ có lịch sử như thế nào?
    Tháng 2 âm lịch Nhuận năm 2023 có xấu
    Phong tục tập quán - 2023-03-06 15:17:12.0
    Tháng 2 nhuận tuy không khó xuất hiện như tháng giêng, tháng mười hai nhưng cũng hiếm gặp. Nó sẽ xuất hiện ít nhất 19 năm một lần.
    8 Tư Tưởng của Bậc Đại Nhân - Ngài U Sīlānanda
    Phong tục tập quán - 2023-02-17 18:17:19.0
    ít ham muốn về phương diện thực hành, dù cho có nguyện thực hành hạnh đầu đà thì cũng không để người khác biết mình đang thực hành hạnh đầu đà, phải biết khiêm nhường.
    Cúng thần tài là ngày nào, bài cúng thần tài và những lưu ý không được quên trong ngày vía Thần Tài 2023
    Phong tục tập quán - 2023-01-30 09:14:12.0
    Theo phong tục tập quán của người Việt, để tỏ lòng biết ơn thành kính đến vị Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc ghé thăm, cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều có những nghĩa cử rất đặc biệt, và gọi tên là ngày vía Thần Tài.
    Cúng Tất niên ngày nào tốt 2023? Những việc nên làm, Các lưu ý, gợi ý một số món chay cúng tất niên văn khấn
    Phong tục tập quán - 2023-01-19 22:10:52.0
    Đây là nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong những ngày cuối năm, đánh dấu một năm cũ sắp trôi qua và chào đón năm mới tươi sáng hơn. Là phong tục tập quán lâu đời và là nét văn hóa của dân tộc ta hàng ngàn năm nay. Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết))
    Chia sẻ